vinhtuong đăng vào lúc 19/11/2024 - 15:05
Với đặc điểm hẹp bề ngang, thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống là giải pháp tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích cho không gian sống. Tuy vậy, phân chia nội thất sao cho khoa học mà vẫn đề cao thẩm mỹ lại là bài toán khó khiến nhiều người băn khoăn. Cùng Vĩnh Tường khám phá 35+ mẫu phòng khách liền bếp nhà ống mới nhất dưới đây nhé!
Câu trả lời là có. Việc xây phòng khách liền bếp nhà ống sẽ giúp tiết kiệm diện tích và giảm bớt chi phí sắm sửa nội thất trang trí từng khu vực. Đồng thời, giúp gia chủ có thể dễ dàng quan sát, sinh hoạt thuận tiện và linh hoạt giữa hai khu vực.
Bên cạnh đó, để phân tách hai không gian, bạn có thể sử dụng màu sắc hoặc các vật phẩm trang trí như vách ngăn phòng khách, tủ sách, quầy bar... Từ đó, giúp bạn có thể thoải mái nấu nướng và căn phòng bếp đẹp hơn mà không làm ảnh hưởng đến không gian phòng khách.
Mẫu trang trí phòng khách liền bếp nhà ống đẹp (Nguồn: Internet)
Nếu chú ý, bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng vách ngăn trong thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống đang rất phổ biến. Sử dụng vách ngăn sẽ tạo ra sự thông thoáng mà không làm cho không gian trở nên chật chội hay khép kín hơn. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vách ngăn được sử dụng như: vách ngăn thạch cao, lam gỗ, kính mờ,...
Trong đó, sử dụng hệ tường thạch cao GypWall DW1 Vĩnh Tường là lựa chọn tuyệt vời dành cho nhiều khách hàng. Sản phẩm có cấu tạo từ Tấm Thạch Cao Tiêu Chuẩn VĨNH TƯỜNG-gyproc và Khung vách ngăn Vĩnh Tường V-Wall® hoặc Khung vách ngăn Vĩnh Tường E-Wall®. Ở giữa là một lớp bông thủy tinh dày 50mm, tỷ trọng 12kg/m3 và hoàn thiện bằng băng giấy VĨNH TƯỜNG kết hợp với bột xử lý mối nối thạch cao Gyp-Filler cùng keo Hilti CP606. Hệ tường có khả năng chống cháy lên đến 33 phút và cách âm tới 42dB. Từ đó, mang đến cho bạn và gia đình một không gian sống vừa yên tĩnh, vừa an toàn.
Để được tư vấn chi tiết về hệ sản phẩm trần - tường - vách thạch cao phòng khách liền bếp nhà ống, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Vĩnh Tường qua:
Thiết kế quầy bar mini hay đảo bếp cũng là một cách hay giúp phân tách ranh giới giữa phòng khách và bếp. Đây sẽ là nơi cả nhà quây quần bên nhau và thưởng thức các món ăn ngon.
Phân chia không gian bằng quầy bar mini cực độc đáo (Nguồn: Internet)
Sử dụng cầu thang làm điểm trung gian kết nối giữa phòng khách và phòng bếp giúp tiết kiệm tối đa không gian sinh hoạt. Hơn nữa cầu thang thiết kế đồng bộ với phong cách nhà không chỉ tạo thêm chiều sâu mà còn giúp không gian trở nên thoáng đãng, đầy sức sống.
Sử dụng cầu thang phân chia giữa các khu vực (Nguồn: Internet)
Vĩnh Tường xin giới thiệu đến các bạn đọc những mẫu phòng khách liền bếp đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay:
Với mẫu phòng khách liền bếp nhà ống có thiết kế tối giản, gia chủ nên sử dụng các gam màu trung tính như xám, be, trắng,... kết hợp với các độ nội thất đa năng. Ngoài ra, khi lựa chọn ghế sofa, kệ tivi, tủ bếp,... bạn cần chọn họa tiết đơn giản để không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Mẫu phòng khách liền nhà ống tối giản với mẫu trần thạch cao giật cấp kín (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống đơn giản mà hiện đại với thiết kế trần phẳng (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống 2 tầng thiết kế đơn giản (Nguồn: Internet)
Đối với mẫu phòng khách liền bếp nhà ống đẹp, hiện đại, các bạn có thể sử dụng gam màu sáng hoặc trung tính làm chủ đạo kết hợp hệ tủ âm tường, sàn nhà bằng gỗ hoặc gạch lát sáng màu. Chọn thêm sofa kích thước lớn cùng một vài bức tranh xinh xắn là đủ để kết nối và mở rộng không gian sinh hoạt chung của gia đình.
Mẫu phòng khách liền bếp hiện đại và độc đáo (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống đẹp, hiện đại (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp hiện đại, sáng tạo (Nguồn: Internet)
Với những loại hình có diện tích không quá lớn như nhà ống cấp 4, bạn có thể thiết kế phòng khách liền bếp kết hợp cửa kính để tạo nên một không gian thoáng đãng. Ngoài ra, việc sử dụng thêm các vật liệu có tính bắt sáng cao như tủ inox cánh kính, tủ màu trắng,... cũng làm tăng cảm giác rộng rãi cho ngôi nhà.
Mẫu phòng khách liền bếp nhà cấp 4 đẹp (Nguồn: Internet)
Phòng khách liền bếp nhà ống với thiết kế mở (Nguồn: Internet)
Không gian ấm cúng, nhỏ nhắn của mẫu phòng khách liền bếp nhà cấp 4 (Nguồn: Internet)
Đối với mẫu phòng khách liền bếp nhà ống nhỏ, bạn nên lựa chọn và bày trí những đồ vật cần thiết như bộ bàn ghế sofa, bàn trà,... Đồng thời, sử dụng các gam màu trang nhã, tinh tế làm chủ đạo và các vật dụng trang trí đơn giản, không quá cầu kỳ để có thể tối ưu không gian.
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống nhỏ, đầy đủ tiện nghi (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống nhỏ với gam màu trắng chủ đạo (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống nhỏ với thiết kế trần thạch cao (Nguồn: Internet)
30m2 là một không gian vừa đủ để gia chủ theo đuổi phong cách thiết kế mong muốn mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng. Xây dựng phòng khách liên thông với bếp đem đến không gian sống rộng rãi, tiện ích và tiết kiệm kha khá chi phí thi công.
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống 30m2 đầy đủ công năng (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống đẹp với diện tích 30m2 (Nguồn: Internet)
Phòng khách liền bếp nhà ống có diện tích 40m2 thường được bắt gặp ở các căn hộ, chung cư hoặc các ngôi nhà cấp 4. Việc thiết kế phòng khách liên thông với bếp sẽ là gợi ý hoàn hảo mang đến nhiều tiện lợi trong sinh hoạt.
Chiêm ngưỡng mẫu phòng khách liền bếp nhà ống 40m2 (Nguồn: Internet)
Những căn nhà ống 40m2 thiết kế phòng khách liên thông bếp (Nguồn: Internet)
Gam màu trầm ấm với mẫu phòng khách liền bếp (Nguồn: Internet)
Mặt bằng 50m2 là diện tích lý tưởng đủ để tạo ra một không gian sống đẳng cấp, đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên gia chủ cần lưu ý khi lựa chọn màu sơn, thiết kế nội thất phòng bếp cũng như đồ trang trí sao cho phù hợp để tổng thể không bị rời rạc, tách biệt.
Dù yêu thích gam màu sáng hay tối thì các gia chủ cần tuân thủ theo nguyên tắc 60/30/10 để gian phòng có sự hài hòa. Cụ thể, màu chủ đạo áp dụng cho các khu vực lớn như tường, vách, trần nhà,... chiếm không quá 60%. 30% là không gian còn lại bao gồm cả nội thất, 10% cuối cùng sẽ là các tông màu tạo điểm nhấn nổi bật cho căn phòng.
Mê mẩn với mẫu phòng khách liền bếp nhà ống 50m2 (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống 50m2 với thiết kế trần giật cấp hở độc đáo (Nguồn: Internet)
Không gian mở được nhiều người hướng tới bởi tính tiện nghi và sự thuận lợi khi di chuyển trong nhà. Bên cạnh đó, thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống không gian mở còn giảm chi phí xây dựng, tiết kiệm tối đa chi phí lắp đặt các vật liệu xây dựng và nội thất trang trí.
Không gian mở giúp phòng khách liền bếp nhà ống thoáng đãng hơn (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống rộng rãi hơn với thiết kế không gian mở (Nguồn: Internet)
Bố trí cây xanh trong phòng khách liền bếp nhà ống khiến ngôi nhà luôn căng tràn sức sống, tràn đầy sinh khí. Trồng cây cảnh không chỉ giúp trang trí mà còn đem lại may mắn, tài lộc và sức khỏe tới cho gia đình. Một số cây cảnh hợp phong thủy thường được đặt trong phòng khách liền bếp như cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây phát lộc,...
Kết hợp cây cảnh trong trang trí nhà ống (Nguồn: Internet)
Bố trí cây xanh giúp căn phòng tươi mới đầy sức sống (Nguồn: Internet)
Bên cạnh các mẫu thiết kế đã nêu ở trên, không thể không kể đến mẫu thiết kế phòng khách liền bếp có giếng trời. Thiết kế này sẽ giúp đẩy mùi thức ăn nhanh hơn đồng thời đón thêm ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên hiệu quả với giếng trời (Nguồn: Internet)
Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống có giếng trời đẹp, thoáng mát (Nguồn: Internet)
Trong quá trình thi công, gia chủ cần lưu ý một số điều sau để có được một thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống ưng ý:
Theo phong thủy Á Đông, cần tránh để cửa chính hướng thẳng vào bếp, không nên đặt đối diện cửa phòng ngủ hoặc sát với phòng ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Chú trọng đến việc tận dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên lẫn ánh sáng từ hệ thống đèn chiếu. Đối với ánh sáng tự nhiên, bạn có thể bố trí cửa kính, giếng trời ở những nơi phù hợp để đón sáng. Thêm vào đó, sắp xếp đèn chiếu ở các khu vực ăn uống, nấu nướng và phòng khách phù hợp theo chức năng để tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao về thị giác.
Trang bị hệ thống khử mùi cao cấp cho bếp để cả hai khu vực luôn sạch sẽ, dễ chịu.
Tạo sự đồng bộ cho không gian bằng cách lựa chọn màu sắc, nội thất hài hòa, phù hợp.
Cần lưu ý tránh để cửa chính hướng thẳng vào bếp (Nguồn: Internet)
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những mẫu phòng khách liền bếp nhà ống đẹp và mới nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng độc đáo cho căn nhà của riêng mình!