Với những ưu điểm như cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy, dễ dàng tạo được hoa văn theo ý thích gia chủ, giảm khối lượng công trình, dễ dàng thi công… thạch cao đã trở thành một loại vật liệu đang được sử dụng rất nhiều trong các công trình ngày nay. Tuy nhiên, dù là một loại vật liệu nhẹ, dễ dàng lắp đặt thì trong quá trình thi công trần thạch cao, chúng ta vẫn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng.
Trần thạch cao đang là một lựa chọn hoàn hảo cho các kiến trúc dân dụng (Nguồn Internet)
Lựa chọn vật liệu trước khi thi công:
Vật liệu là yếu tố đầu tiên quyết định nên chất lượng của một công trình. Vì vậy, khi thi công trần thạch cao bạn nên lựa chọn mua những sản phẩm khung và tấm thạch cao chất lượng tốt, đồng bộ, chính hãng để đảm bảo cho công trình được bền đẹp và an toàn cho người sử dụng.
Cần chú ý lựa chọn vật liệu chất lượng trước khi thi công trần thạch cao (Nguồn Internet)
Hơn nữa những sản phẩm thạch cao chính hãng còn được kiểm tra kỹ càng để đảm bảo các tiêu chuẩn về kết cấu, các tính năng chịu lực, cách âm, chống cháy... Bên cạnh đó, khi sử dụng đồng bộ sản phẩm chính hãng từ khung xương, tấm thạch cao hay phụ kiện cho hệ thống trần và tường thạch cao, quý khách sẽ được hưởng chế độ bảo hành theo quy định bảo hành được công bố từ nhà sản xuất.
Kiểm tra lại sự rò rỉ của nước trên mái
Tuy là một vật liệu xây dựng rất bền và đẹp, nhưng trần thạch cao lại rất kị nước. Khi thạch cao chịu tác động của nước về lâu sẽ lập tức bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ công trình. Vậy nên, trước khi thi công trần thạch cao, gia chủ nên kiểm tra kỹ phần mái nhà, đặc biệt là nhà mái tôn hoặc nhà mái ngói – thường có nước mưa bị rò rỉ qua các khe hở trên mái. Hiện nay đã có các tấm thạch cao chống ẩm hoặc tấm cứng DURAflex chịu nước, nên các gia đình có thể yên tâm khi thi công. Tuy nhiên, để trần bền đẹp lâu dài chúng ta vẫn nên kiểm tra kỹ càng phần mái nhà để có các giải pháp phù hợp nhất.
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi thi công trần thạch cao
Một hệ thống trần bền đẹp ngoài các yếu tố ảnh hưởng bên trên thì việc thi công đúng kỹ thuật theo khuyến cáo, hướng dẫn của nhà sản xuất là yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng để đảm bảo an toàn cũng như những tính năng mà trần thạch cao mang lại.
Yêu cầu kĩ thuật ở đây gồm những yếu tố như độ cao khung xương, khẩu độ khung xương, các chi tiết lắp ghép tấm chính xác, yêu cầu bắt vít và lắp đặt các tấm thạch cao đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc test report mà nhà sản xuất thực hiện với các cơ quan kiểm định.
Để dễ hiểu hơn, chúng tôi xin đưa ra yêu cầu kỹ thuật khi thi công trần thạch cao chìm của Vĩnh Tường:
Yêu cầu kỹ thuật đối với thợ thi công:
Cần được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi thi công bao gồm: Nón bảo hộ, đai bảo hộ, giày bảo hộ, mắt kính, khẩu trang bao tay ….
Yêu cầu về dụng cụ thi công và vật tư thi công:
Dụng cụ thi công: bao gồm máy bắn vít, máy khoan, bật mực, dao cắt, thước dây, máy bắn laser, kìm cắt kim loại …
Vật tư thi công gồm có:
Yêu cầu kỹ thuật khi thi công:
+ Khi xác định vị trí và lắp đặt thanh viền tường cần xác định vị trí cao độ chính xác của thanh viền tường bằng máy laser và đánh dấu chính xác vị trí bắt vít để cố định thanh viền tường, thông thường, mỗi điểm cố định thanh viền tường cách nhau 300mm.
+ Khi xác định vị trí và lắp đặt các bộ ty treo cần lưu ý gắn nở đạn hoặc pát Z lên kết cấu trần, khoảng cách từ tường đến điểm treo đầu tiên là 400mm; khoảng cách giữa 2 thanh chính là 1000mm; khoảng cách giữa hai điểm treo dọc thanh chính là 1000mm.
+ Kiểm tra lại chiều cao khoảng cách hở trần bằng thước dây, gắn tyren vào từng vị trí nở đạn.
+ Khi lắp đặt các thanh xương chính vào hệ thống tyren cần chú ý siết chặt đai ốc để cố định thanh chính vào các thanh ty ren.
+Lắp đặt các thanh xương phụ vào thanh xương chính với khoảng cách là 406mm. Chú ý cần kéo dài thanh phụ tới hết chiều dài giật cấp ở vị trí phần trần giật cấp.
+ Lắp đặt tấm thạch cao Gyproc vào hệ thống khung xương trần bằng vít thạch cao dài 25mm, chú ý sao cho chiều dài tấm thạch cao cùng chiều với thanh xương chính. Chú ý khoảng cách bắn vít thạch cao tối đa là 240mm ở các vị trí giữa tấm và 150mm ở hai đầu tấm. Xử lý các khe nối bằng bột thạch cao và bả lại bề mặt trước khi sơn hoàn thiện.
+ Chú ý đối với trường hợp lắp đặt trần thạch cao ở nhà mái tôn do mái tôn dễ bị rung lắc khi mưa gió, cho nên nếu thi công trần thạch cao thì nên treo trực tiếp hệ thống khung xương trần thạch cao vào mái tôn, đảm bảo cho bề mặt của thạch cao không bị nứt vỡ do ảnh hưởng rung lắc của mái tôn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: