vinhtuong đăng vào lúc 20/03/2020 - 16:47
“LÃO LÀNG” - NGHỀ THẠCH CAO TÂY NGUYÊN KỂ CHUYỆN LÀM NGHỀ
“LÃO LÀNG” NGHỀ THẠCH CAO TÂY NGUYÊN KỂ CHUYỆN LÀM NGHỀ
Tây Nguyên, một chiều tháng 5 lộng gió, anh em chúng tôi có duyên may được lão làng nghề thạch cao – chú Minh đầu bạc “đãi” cà phê và “đãi” những câu chuyện thật thú vị về nghề thạch cao những ngày đầu xuất hiện ở đây, về những ngày đầu khởi nghiệp, gắn bó và xây thương hiệu “chú Minh đầu bạc” trong làng thầu thạch cao.
Câu chuyện để những người trẻ có duyên với thạch cao như chúng tôi có những cảm nhận thật đặc biệt về nghề và những người chọn làm nghề này.
Bắt đầu từ khi… thợ thạch cao chưa phải là “nghề”
Bén duyên với nghề thạch cao từ những năm đầu 90, với chú Trần Ngọc Minh đó là khoảng thời gian chưa dám nghĩ đó là “nghề”. Bởi,
Công trình lúc có lúc không…
Làm sao người ta dám gọi là nghề khi chỉ có các công trình công (công trình nhà nước) sử dụng trần thạch cao, hầu như không có một nhà dân nào sử dụng. Mà không phải lúc nào cũng có công trình. Theo lời chú kể “làm một ngày nghỉ ba ngày, làm xong thạch cao nhiều người còn phải làm thêm đủ thứ nghề khác, chạy xe ôm, làm phụ hồ,v.v… mới đủ thu nhập.”
Phải xuống tận Sài Gòn mua khung – mua tấm
Hàng thì khó mua, công trình ít,sao dám gọi là nghề, nên để đi được tới bây giờ hầu hết là những người “chịu khó, dứt khoát phải rất chịu khó!”
Nhìn ra tương lai của nghề làm thầu thợ thạch cao
Ngày đó, dù công trình ít, nhưng giá thi công cao, và đội thi công cũng ít, khung – tấm chỉ từ thương hiệu chất lượng, chỉ cần cả đội thi công thật kỹ lưỡng để giữ uy tín thì cơ hội kiếm tiền là có thật. Chú nhìn ra một tương lại người ta sẽ dùng trần thạch cao ở nhiều công trình, chứ không phải mỗi công trình nhà nước.
Làm việc phải “có cái đầu” và có hệ thống
Chú nói dù là chủ cửa hàng hay thầu thợ nhận công trình, việc thất thoát hàng năm hoặc bị “quỵt nợ” là điều không tránh khỏi, nhưng việc hệ thống công việc giúp hạn chế tới mức thấp nhất phần mình bị mất. Phải “có cái đầu” và làm việc có hệ thống, từ việc tuyển thợ, từ việc nhận công trình cho đến khi báo giá, thu hồi công nợ. Thợ đưa đến công trình phải là thợ được chú kiểm tra tay nghề, chú quan niệm “công trình người ta bỏ bao nhiêu là tiền, mình đưa thợ không vững vào, thì sao mà ăn nói?”.
Báo giá công trình của chú phân tích rất kỹ được mất của các bảng giá. Bảng vẽ yêu cầu thế nào chú làm kỹ lưỡng. Bảng vẽ cũ của nhiều năm trước có cái chú vẫn giữ lại kỹ càng.
Và phải luôn thức thời
Khi được hỏi, ngày xưa giá thi công cao ngất, giờ giá thấp hơn hẳn, đã vậy nhiều anh em còn đạp (hạ) giá, chú có thấy sốc, thấy nản không?
Chú bảo, thời nào theo thời đó thì mới sống được, tiếc chi cái đã cũ. Chủ nhà bây giờ họ hiểu biết nhiều, ai mà không ưng (thích), nhà mình dùng hàng xịn nên giá có cao một chút họ vẫn gọi mình. “Vật tư phải tỉ lệ thuận với giá cả, tuyệt đối không phá giá, sẵn sàng có thể kiểm tra với cả nhà sản xuất. Không để lỗi kỹ thuật, đảm bảo bảo hành nhanh gọn, tiền bạc minh bạch rõ ràng, đắc hơn năm ngàn, mười ngàn nhưng đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà của họ.” Vì vậy, muốn làm lớn phải thức thời, đừng chạy theo mà phá giá.