1000+ Mẫu phào chỉ thạch cao đẹp nhất kèm bảng giá tham khảo

vinhtuong đăng vào lúc 10/11/2024 - 02:29

Phào chỉ thạch cao là gì? Báo giá mẫu phào chỉ trần thạch cao đẹp, mới nhất 2022

1000+ Mẫu phào chỉ thạch cao đẹp nhất kèm bảng giá tham khảo

Phào chỉ thạch cao được ứng dụng phổ biến khi làm hệ trần phong cách cổ điển và tân cổ điển, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà đẹp. Vậy phào chỉ thạch cao là gì? Làm sao để lựa chọn thiết kế phào chỉ trần thạch cao phù hợp? Cùng Vĩnh Tường khám phá trong bài viết dưới đây.

Tổng hợp những mẫu phào chỉ thạch cao đẹp, xu hướng mới nhất 2024

Dưới đây là một số mẫu phào chỉ thạch cao đẹp, ấn tượng được nhiều gia chủ lựa chọn cho mẫu nhà cấp 4 đẹp:

Mẫu phào chỉ thạch cao phòng khách đẹp

Mẫu phào thạch cao phòng khách đẹp cho nhà cấp 4 mái bằng (Nguồn: Internet)

những mẫu phào chỉ trần nhà đẹp

Mẫu phào chỉ trần thạch cao tân cổ điển đẹp, được ưa chuộng nhất hiện nay (Nguồn: Internet)

Mẫu phào chỉ thạch cao tường nhà đẹp

Mẫu phào chỉ tường nhà đẹp làm bằng tấm thạch cao siêu bảo vệ (Nguồn: Internet)

Mẫu phào chỉ thạch cao đẹp

Mẫu vách thạch cao đẹp, phù hợp với thiết kế tân cổ điển (Nguồn: Internet)

Phào chỉ thạch cao là gì?

Phào chỉ thạch cao là loại phào chỉ được làm chủ yếu từ thạch cao, được sử dụng phổ biến trong trang trí trần và tường nhà nhờ thiết kế độc đáo, hoa văn mới lạ. Ngoài tính thẩm mỹ, phào chỉ còn nâng cao tính kỹ thuật của công trình như: Tấm thạch cao chống ẩm, cách nhiệt, chống ồn hiệu quả. 

phào chỉ thạch cao

Phào chỉ thạch cao được sử dụng phổ biến trong trang trí trần và tường (Nguồn: Internet)

Phào chỉ thạch cao

Phào chỉ trần thạch cao nổi dát vàng đẹp, phong cách cổ điển (Nguồn: Internet)

Phào chỉ thạch cao cũng thường được gọi là len tường, bởi chúng được gắn trực tiếp lên tường hoặc trần nhà. Ngoài thạch cao, phào chỉ còn có thể được làm từ những vật liệu khác nhau như phào chỉ xi măng, phào chỉ vữa, phào chỉ gỗ,... Tuy nhiên, thạch cao vẫn là vật liệu làm phào chỉ phổ biến nhất, bởi nó đa dạng kiểu dáng và mẫu mã thiết kế.

>> Xem thêm: Mẫu nhà vườn đẹp, thiết kế hiện đại, hợp xu hướng

>> Xem thêm: Mẫu nhà ống 3 tầng đẹp, hiện đại, xu hướng mới nhất

Cấu tạo phào chỉ thạch cao

Phào chỉ tấm thạch cao siêu bảo vệ thường được cấu tạo từ 5 lớp: 2 lớp vải thủy tinh, 1 lớp sợi thủy tinh và 2 lớp bột thạch cao. Lớp sợi thủy tinh nhằm làm tăng độ cứng và liên kết cho các lớp còn lại.

Các loại phào chỉ thạch cao

Phân loại phào chỉ thạch cao dựa trên kiểu dáng

Dựa trên kiểu dáng, phào chỉ trần thạch cao sẽ được chia thành 2 loại:

  • Phào chỉ thạch cao trơn: Loại phào chỉ đơn giản, không có nhiều chi tiết hoa văn cầu kỳ, thích hợp cho những phong cách thiết kế hiện đại hoặc tân cổ điển.
  • Phào chỉ nẹp hoa văn: Loại phào chỉ có bề mặt thiết kế công phu với những hoa văn uốn lượn cầu kỳ, mang lại tính thẩm mỹ cao cho những lâu đài, biệt thự theo phong cách tân cổ điển. Ngoài ra, có một số phào chỉ còn được nhũ thạch hoặc dát vàng sang trọng, đẳng cấp.

>> Xem thêm: Mẫu trần thạch cao hình chữ nhật đẹp, thiết kế hiện đại nhất

Mẫu phào chỉ trần thạch cao đẹp

Phào chỉ kết hợp với mẫu trần thạch cao phòng khách hình tròn nẹp hoa văn đẹp (Nguồn: Internet)

Phân loại phào chỉ dựa trên chức năng và mục đích sử dụng

Nếu dựa trên chức năng hoặc mục đích sử dụng thì phào chỉ thạch cao được chia thành 4 loại:

  • Phào chỉ cổ trần: Loại phào chỉ dùng để chuyển tiếp giữa tường và trần nhà đẹp.
  • Phào chỉ cấp hắt: Loại phào chỉ này dành riêng cho trần nhà trang trí đèn hắt sáng.
  • Phào chỉ cấp kín: Loại phào chỉ được trang trí giữa trần thạch cao và trần bê tông giao nhau, tuy nhiên không có hệ thống đèn cấp hắt.
  • Phào chỉ trong cấp hắt: Loại phào chỉ bên trong cấp hắt, được tiếp nhận ánh sáng từ đèn hắn, thích hợp cho những ngôi nhà có trần cao.

Ưu và nhược điểm của chỉ phào thạch cao

Ưu điểm nổi bật của phào chỉ thạch cao

  • Đa dạng mẫu mã, kiểu dáng thiết kế phù hợp với nhu cầu và phong cách của từng ngôi nhà. 
  • Chất liệu thạch cao có tính thẩm mỹ, che phủ được những khuyết điểm của ngôi nhà.
  • Phào chỉ thạch cao kết hợp cùng hệ trần đa chức năng có thể chống ồn, chống thấm nước, thạch cao chống cháy và cách nhiệt hiệu quả. Đồng thời, không sợ ám mùi hay ố vàng.
  • Phào chỉ trần thạch cao không chứa các chất độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng và hạn chế bong tróc trong quá trình sử dụng.
  • Giá thi công làm phào chỉ thạch cao khá tốt, rẻ hơn những vật liệu còn lại trên thị trường.
Ưu nhược điểm của phào chỉ thạch cao

Ưu điểm của phào chỉ thạch cao là đa dạng mẫu mã và thiết kế (Nguồn: Internet)

Nhược điểm của phào chỉ thạch cao

  • Khả năng chịu nước kém. Vì vậy, bạn cần xử lý tốt phần trần và mái nhà để chống thấm, tăng độ bền cho phào chỉ. 
  • Khi sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao, phào chỉ dễ bị cong vênh, co ngót, về lâu dài có thể xuất hiện vết nứt.
  • Phào chỉ thạch cao khá nặng nên gây khó khăn cho việc di chuyển, thi công.

Để khắc phục các nhược điểm trên của phào chỉ thạch cao thì bạn phải lựa chọn thi công hệ trần thạch cao chất lượng, có tính năng chống nước, cách nhiệt tốt cùng trọng lượng nhẹ. Đáp ứng được các tiêu chí đó, Vĩnh Tường đã cho ra mắt 2 hệ trần: Trần thạch cao Vĩnh Tường – Siêu Bền X và Trần thạch cao Vĩnh Tường SIÊU BẢO VỆ.

Đầu tiên, trần thạch cao Vĩnh Tường - Siêu Bền X được cấu tạo từ hệ Khung trần chìm Vĩnh Tường TIKA® hoặc Khung trần chìm Vĩnh Tường ALPHA® và Tấm Thạch Cao VĨNH TƯỜNG-gyproc Siêu Bền X. Hệ trần sở hữu công nghệ Lõi Tổ Ong và Sợi Siêu Bền, mang đến cho bạn hệ trần thạch cao có trọng lượng nhẹ hơn các tấm thạch cao khác 10%, độ uốn cong linh hoạt, giúp bạn tạo hình phào chỉ trên hệ trần thạch cao dễ dàng.

Trần thạch cao Vĩnh Tường - Siêu Bền X

Báo giá ngay

Còn về trần thạch cao Vĩnh Tường SIÊU BẢO VỆ thì được hình thành từ Tấm thạch cao Siêu Bảo Vệ VĨNH TƯỜNG-gyproc và Khung trần chìm Vĩnh Tường BASI® Plus hoặc Khung trần chìm Vĩnh Tường ALPHA®. Sản phẩm sở hữu các tính năng nổi bật như:

  • Siêu chống nồm ẩm: sản phẩm có khả năng chịu ẩm cao, có thể ứng dụng được cả ở những khu vực ẩm ướt, khắc phục tốt nhược điểm chịu nước kém của phào chỉ thạch cao.
  • Siêu thanh lọc không khí 80%: Nhờ công nghệ Activ Air giúp sản phẩm có thể chủ động hấp thụ và chuyển hóa các loại khí độc thành khí trơ không độc hại trong suốt 50 năm.
  • Siêu chống võng - chống cháy - chống nứt: bên trong sản phẩm có chứa dày đặc lõi sợi siêu bền, giúp sản phẩm có độ bền chắc tuyệt đối cùng độ uốn cong tốt.
Trần thạch cao Siêu Bảo Vệ Vĩnh Tường-gyproc

Báo giá ngay

Xem thêm:

Báo giá phào chỉ thạch cao mới nhất 2024

Phào chỉ thạch cao giá bao nhiêu? Để biết thông tin bảng giá chi tiết làm phào chỉ trần, phào chỉ tường thạch cao, quý khách vui lòng liên hệ đơn vị thi công uy tín về phào chỉ trần thạch cao. Đối với hệ trần thạch cao, quý khách có nhu cầu nhận báo giá vui lòng chọn: Báo giá ngay hoặc liên hệ Vĩnh Tường thông qua:

Hướng dẫn quy trình thi công phào chỉ thạch cao chuyên nghiệp

Bước 1: Tiến hành khảo sát công trình

Trước hết, đơn vị thi công trần thạch cao sẽ tiến hành khảo sát tổng thể công trình. Đồng thời, chủ nhà sẽ cung cấp thông tin và thông số kỹ thuật chính xác để thầu thợ nắm rõ trước khi thực hiện.

Bước 2: Đưa ra bản vẽ thiết kế chi tiết

Lúc này, kiến trúc sư sẽ đưa ra bản thiết kế gồm: Bản vẽ kỹ thuật trần và tường, khoảng cách giữa các ô phào, mẫu phào chỉ thạch cao đẹp, phù hợp với phong cách chung. Dựa vào đó, đánh giá cốt mực, bật mực cho toàn bộ vị trí đặt phào chỉ để kiểm tra sự tương thích với thực tế công trình. 

Bước 3: Lựa chọn loại phào chỉ thạch cao phù hợp

Sau khi có bản thiết kế chi tiết, bạn cần lựa chọn mẫu phào chỉ thạch cao chính thức để tiến hành thi công như: Phào chỉ trơn, phào nẹp hoa văn, phào thạch cao cấp kín, phào thạch cao cấp hắt, trần thạch cao phẳng...

Bước 4: Tiến hành thi công phào chỉ thạch cao

Khi thi công nên dùng máy cắt phào chỉ có bàn xoay để cắt ở góc 45 độ, giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa các mối ghép, chắc chắn và thẩm mỹ hơn. Sau đó, thợ thi công dùng keo dính chuyên dụng để dán lại, bôi keo tại các mép sau của phào góc hoặc mặt sau của phào lưng tường. Cuối cùng là xử lý mối nối và trám các vết đinh bằng bột bả, dùng giấy nhám chà lên để tạo mặt phẳng sạch, chuẩn bị cho công việc sơn phào.

Hướng dẫn thi công phào chỉ thạch cao

Mẫu trần thạch cao phòng khách 25m2 đẹp, sang trọng (Nguồn: Internet)

Cách chọn mẫu phào chỉ thạch cao đẹp, phù hợp với thiết kế ngôi nhà

Các mẫu trần thạch cao sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm phần hoàn hảo. Nhưng trần thạch cao muốn hoàn hảo lại không thể thiếu các mẫu phào chỉ phù hợp. Vậy nên lựa chọn thiết kế cho phào chỉ trần thạch cao thế nào? Bạn đã biết đâu là mẫu phào hài hòa tuyệt đối với trần thạch cao trong nhà mình chưa?

Bí quyết để chọn được những mẫu phào chỉ đẹp là lựa chọn theo từng phong cách thiết kế nội thất nói chung và phong cách thiết kế trần thạch cao nói riêng. Tấm thạch cao được thiết kế thống nhất theo phong cách thiết kế nội thất của một căn phòng. Hiện nay, có 3 phong cách thiết kế nội thất phổ biến gồm: phong cách cổ điển; phong cách hiện đại và phong cách tân cổ điển. 

Theo đó, những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển phù hợp với các mẫu phào chỉ cổ điển. Nhà được thiết kế theo phong cách tân cổ điển tuyệt đối hài hòa với phào chỉ tân cổ điển. Còn những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại, chắc chắn chỉ trần thạch cao có phong cách hiện đại sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất. 

>> Xem thêm: Mẫu dự toán trần thạch cao, vách ngăn thạch cao

1. Phào chỉ thạch cao cho phong cách cổ điển

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển thường được ứng dụng trong những không gian rộng. Phong cách này hướng tới sự hoàn mỹ; cầu kỳ; tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ. Về hình khối, phong cách cổ điển chuộng những tạo hình có kích cỡ lớn. Các chi tiết; hoa văn; đường nét uốn lượn được sử dụng với mật độ dày đặc. Về màu sắc, màu hoàng kim; màu bạc; màu đồng là những màu sắc kinh điển của trong phong cách thiết kế này.

>> Xem thêm: Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ tân cổ điển đẹp, sang trọng, đẳng cấp
Một tấm trần thạch cao được thiết kế theo phong cách cổ điển thường là hệ trần giật cấp hoặc trần phẳng. Tất nhiên không thể thiếu sự kết hợp với các loại đèn trang trí và phào chỉ. Phào chỉ trần thạch cao phong cách cổ điển thường có màu vàng kim, màu bạc, màu đồng. Chúng có hoa văn, họa tiết trang trí cầu kỳ và thiên về sử dụng những mẫu có hoa văn bản to. Phào chỉ dát vàng; dát bạc cũng góp phần làm nổi bật sự vương giả của cuộc sống phong cách hoàng gia cổ điển. 

>> Xem thêm: Mẫu trần thạch cao phòng bếp, phòng khách liền bếp đẹp và hiện đại

Phào chỉ thạch cao phòng khách mang hơi hướng cổ điển

Phào chỉ thạch cao phòng khách mang hơi hướng cổ điển (Nguồn: Internet)

2. Phào chỉ thạch cao cho phong cách hiện đại

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại đề cao sự tối giản. Không có bất cứ khuôn mẫu nào giới hạn sự sáng tạo. Đây cũng là “đất dụng võ” của những sự phá cách bất ngờ. Trong phong cách này, chúng ta có thể tìm thấy sự đối lập; chúng ta cũng có thể thấy sự đồng điệu, hài hòa. Màu sắc sử dụng đa dạng nhưng cần sự kết hợp hài hòa với tỷ lệ hợp lý trong phong cách này. Đặc biệt nhất, những những chi tiết cầu kỳ, rườm rà được loại bỏ đến mức tối đa.

Công ngôi nhà hiện đại, hệ trần thạch cao được sử dụng thường là trần phẳng, trần thả hoặc trần thạch cao giật cấp. Nếu là trần giật cấp, chúng ta thường thấy 2 phòng cách chính: Giật cấp và tạo hình cơ bản (vuông; tròn; chữ nhật) hoặc giật cấp và tạo hình độc lạ (nhưng tuyệt đối không rườm rà).

Mẫu phào chỉ trần thạch cao phù hợp nhất trong ngôi nhà phong cách hiện đại là những mẫu phào trơn hoặc phào tân cổ điển. Những mẫu phào tân cổ điển có họa tiết nhưng không cầu kỳ. Có sự mềm mại của hoa văn, họa tiết trang trí nhưng vô cùng tinh tế. Những hoa văn trang trí của phào sẽ như những điểm nhấn mềm mại cho tấm trần thạch cao giật cấp kín thâm hoàn hảo. Phào màu trắng luôn là lựa chọn hàng đầu vì phù hợp với mọi tone màu trong thiết kế hiện đại. 

3. Phào chỉ thạch cao cho phong cách tân cổ điển

Phong cách thiết kế tân cổ điển là sự trung hòa giữa cổ điển và hiện đại; giữa hơi thở thời đại và sự hoài niệm cổ xưa. Ở phong cách này, chúng ta thấy có những đường, nét chi tiết mềm mại nhưng không dày đặc và cũng không cầu kỳ. Chúng ta thấy sự giản lược của phong cách cổ điển nhưng không tối giản đến mức đơn điệu.

Trên những tấm trần thạch cao tân cổ điển, những đường uốn lượn mềm mại, nhẹ nhàng chính là điểm nhấn. Màu sắc được ưu tiên sử dụng nhã nhặn và tinh tế. Chi tiết, hoa văn trang trí có nhưng không dày đặc và cầu kỳ. Trần thả giật cấp với những tạo hình có đường nét nhẹ nhàng, mềm mại luôn là ưu tiên số 1. 

Với những trần thạch cao phong cách tân cổ điển, bạn có thể lựa chọn những mẫu phào chỉ trần thạch cao trơn hoặc phào chỉ tân cổ điển với những cụm hoa văn mềm mại, nhẹ nhàng, tinh tế. 

Nếu khéo léo lựa chọn và kết hợp chỉ trần thạch cao với từng phong cách thiết kế trần, bạn có thể khiến tấm trần đơn điệu thành một không gian sống động và đầy tính nghệ thuật. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách chọn mẫu thiết kế phào chỉ hợp với trần thạch cao. Chúc bạn có một công trình hoàn mỹ!

Phào chỉ thạch cao cho phong cách tân cổ điển

Tường thạch cao đẹp cho phong cách tân cổ điển (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Mẫu trần thạch cao phòng ngủ vợ chồng đẹp, hiện đại nhất

Lưu ý khi thi công làm phào chỉ trần thạch cao

  • Cắt góc phào chỉ thạch cao nghiêng 45 độ, lưỡi phào thạch cao phải sắc để đảm bảo độ bền trong suốt quá trình sử dụng.
  • Lựa chọn phong cách và vật liệu phào chỉ đồng bộ với hệ trần và tường nhà. 
  • Cân nhắc lựa chọn mẫu phào chỉ thạch cao đẹp, hợp phong thủy để vận khí trong nhà tăng lên, tăng tài lộc và sức khỏe. 
  • Lựa chọn vật liệu làm phào chỉ chính hãng, tối ưu hóa chức năng của hệ trần: Cách âm, cách nhiệt, chống ẩm tốt.

Khi bạn cần tư vấn và nhận báo giá chi tiết về các giải pháp tường – trần thạch cao chống nóng cho nhà của bạn hãy liên hệ Vĩnh Tường bằng cách:

         Thứ 2 - Thứ 6: từ 8h30 – 17h30 

         Thứ 7: Từ 8h00 - 12h00

Bạn thấy bài viết này có hữu ích hay không

Về Vĩnh Tường

Xem thêm

Góc Nhà Thầu 5 Sao

Xem thêm

Tính toán định mức thi công

Xem thêm

Bảng giá sản phẩm năm 2024

Xem thêm

Giải pháp đa tiện nghi

Xem thêm