vinhtuong đăng vào lúc 03/11/2024 - 09:16
Để trần thạch cao được đẹp, bền thì điều quan trọng nhất là phải thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật. Đội ngũ thợ thi công trần phải lành nghề, được thi công với nhiều kiểu trần với hệ tính năng khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn thi công các loại trần thạch cao Vĩnh Tường mà đội thợ thầu có thể tham khảo để thực hiện cho chủ nhà.
Hiện nay, có ba loại trần thạch cao cơ bản, gồm:
Mẫu trần thạch cao chìm là hệ thống trần thạch cao được cấu tạo từ tấm thạch cao với khung xương. Hệ thống khung xương của trần thạch cao chìm được che kín hoàn toàn sau khi thi công hoàn thiện. Trần thạch cao chìm mang giá trị thẩm mỹ cao, dễ dàng kết hợp với bất kỳ phong cách nội thất nào.
Trần thạch cao chìm được chia thành hai loại:
Mẫu trần thạch cao giật cấp đẹp, hiện đại dành cho phòng khách (Nguồn: Internet)
Trần thạch cao thả còn được gọi là la phông hoặc trần nổi, có cấu tạo gồm tấm trang trí trên nền tấm thạch cao và hệ thống khung xương nổi. Hệ trần này để lộ một phần hệ thống khung xương trên trần nhà, bề mặt trần được chia thành ô có kích thước 605x605 hoặc 605x1210mm.
Trần thạch cao nổi dễ thi công, có nhiều mẫu mã hoa văn đẹp, giá thành hợp lý hơn so với trần chìm, là một trong những lựa chọn hàng đầu trong thiết kế và thi công trần thạch cao hiện nay.
Mẫu trần thả la phông Vĩnh Tường Ánh Kim hoa văn Thượng Uyển
Trần tính năng là loại trần thạch cao mang một hoặc nhiều chức năng nhất định, điển hình như: chống nóng, chống ẩm, cách âm cách nhiệt, chống cháy, tiêu âm chống ồn,… Tùy theo mục đích của công trình hoặc sở thích cá nhân, bạn có thể chọn loại trần thạch cao tính năng để mang lại không gian và chất lượng công trình hoàn mỹ nhất.
Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm dạng phẳng:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.
Bước 2: Sử dụng máy laser để xác định vị trí lắp dựng thanh viền tường VT 18/22.
Bước 3: Đánh dấu các vị trí điểm treo bằng bậc mực cho các bộ ty treo lên kết cấu trần hiện hữu.
Bước 4: Dùng máy khoan chuyên dụng để khoan vào kết cấu trần bê tông tại những vị trí đã được đánh dấu sẵn trước đó.
Bước 5: Bắt tắc kê thép cùng pat 2 lỗ vào lỗ khoan đã có sẵn.
Bước 6: Tạo bộ ty treo (gồm 2 đoạn ty dây liên kết thông qua tender).
Bước 7: Thực hiện gắn các bộ móc treo vào những vị trí mà Pat 2 lỗ đã lắp sẵn.
Bước 8: Gắn các thanh xương chính VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 vào các bộ ty treo đã lắp sẵn trước đó.
Bước 9: Dùng máy laser kết hợp thước để kiểm tra độ phẳng của bề mặt khung xương.
Bước 10: Điều chỉnh bằng cách bóp các tender.
Bước 11: Lắp đặt tấm thạch cao lên trần.
Bước 12: Bắn vít với khoảng cách tối đa là 240mm tại các vị trí trong lòng tấm, khoảng cách 150mm ở các vị trí ở cạnh đầu tấm. Khoảng cách từ vị trí bắn vít đến mép tấm thạch cao Vĩnh Tường-gyproc không nhỏ hơn 10mm trong trường hợp cạnh tấm nguyên, và không nhỏ hơn 13mm trong trường hợp cạnh tấm đã cắt.
Bước 13: Đảm bảo vị trí khe nối tấm so le với nhau.
Bước 14: Xử lý mối nối thạch cao.
Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm dạng giật cấp:
Hướng dẫn thi công trần thạch cao thả:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.
Bước 2: Dùng máy chiếu laser để định vị chỗ lắp dựng thanh viền tường VT 18/22.
Bước 3: Liên kết các thanh viền tường VT 18/22 vào vị trí đã đánh dấu bằng đinh thép với khoảng cách liên kết tối đa 150mm hoặc vít nở với khoảng cách tối đa 300mm.
Nếu trong trường hợp tường/vách dán gạch, đá toàn bộ thì dùng keo dán thanh V hoặc dùng Tắc kê liên kết thanh V vào tường.
Bước 4: Đánh dấu các vị trí điểm treo cho những bộ ty treo lên kết cấu trần.
Bước 5: Dùng máy chuyên dụng để khoan vào kết cấu trần bê tông tại vị trí đã được đánh dấu sẵn.
Bước 6: Bắt tắc kê thép và pat 2 lỗ vào lỗ khoan đã có sẵn.
Khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo gần nhất là 600/610mm, khoảng cách đến các điểm treo tiếp theo trên cùng 1 hàng là 1000mm. Khoảng cách giữa hai hàng có thể tùy theo khoảng cách là 1000/1200/1220mm.
Bước 7: Tạo bộ ty treo.
Bước 8: Gắn các bộ móc treo vào những vị trí Pat 2 lỗ đã lắp sẵn.
Bước 9: Gắn các thanh xương chính VT 3660/3600 vào các bộ treo đã được gắn sẵn, đầu các thanh chính cách tường đầu hồi khoảng cách lớn nhất là 10mm.
Bước 10: Nối thanh xương chính VT 3660/3600.
Lưu ý: Vị trí nối thanh phải so le với nhau để chịu lực tốt hơn, chống võng tốt hơn, đẹp hơn cho các mặt bằng lớn.
Bước 11: Lắp đặt thanh xương phụ VT 1220/1200.
Bước 12: Lắp đặt thanh xương phụ VT 610/600.
Bước 13: Kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương và điều chỉnh bằng cách bóp các tender.
Bước 14: Đo và cắt tấm trần thả.
Lưu ý: Khi thả tấm, cần thả trước 1 cạnh của tấm vào cánh của khung xương, sau đó mới hạ cánh kia của tấm xuống. Tấm cần được thả nằm ổn định và chắc chắn trên hệ khung xương.
Bước 15: Đảm bảo hệ thống M&E trên trần đã hoàn thiện trước khi thả tấm.
Bước 16: Vệ sinh bề mặt tấm và khung xương sau khi thả tấm.
Hướng dẫn thi công trần thạch cao chống cháy:
Hướng dẫn thi công trần thạch cao tiêu âm:
Xem thêm các hướng dẫn thi công tại kênh Youtube: Vĩnh Tường
Để trần thạch cao đẹp, cần chú ý thi công đúng bản vẽ và trang trí phù hợp phong cách nội thất (Nguồn: Internet)
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi làm trần thạch cao để có một hệ trần nhà độc đáo, bền, đẹp:
- Chỉ thi công đóng trần thạch cao khi đã hoàn thiện phần cửa chính, cửa sổ, không để trần thạch cao chịu tác động trực tiếp của thời tiết trong quá trình thi công.
- Không được đặt/để hệ khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện thi công trên mặt đất, phải được đặt trên kệ ngay ngắn và che phủ cẩn thận.
- Tìm hiểu kỹ về bản vẽ thiết kế và tiến hành khảo sát hiện trường thi công, tính toán khả năng chịu lực của trần nếu thi công cải tạo. Nếu thi công tường thạch cao cho công trình, phải thi công xong tường thạch cao mới tiền hành làm trần thạch cao.
Trên đây là hướng dẫn thi công cụ thể cho từng loại trần thạch cao. Hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thi công đúng hướng dẫn để có một hệ trần thạch cao đẹp và bền mãi với thời gian. Mọi thắc mắc về giải pháp trần thạch cao, vui lòng liên hệ với Vĩnh Tường qua: