analysis@toponseek.com đăng vào lúc 22/10/2024 - 11:47

Trần thạch cao nổi trần chìm là gì? So sánh loại trần nào tốt hơn

Trần thạch cao nổi trần chìm là gì? So sánh loại trần nào tốt hơn

Trần thạch cao hiện nay đang rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất. Nếu bạn còn đang mơ hồ về các loại trần thạch cao chìm, trần nổi thì Vĩnh Tường ở đây để giúp bạn. Thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được sự khác nhau giữa hai loại trần chìm và nổi nhằm đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. 

Hệ trần nổi là gì?

Hệ trần nổi hay còn được gọi với cái tên là hệ trần thả. Tên gọi này xuất phát từ phương pháp xây dựng bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao đã được định hình bằng khung chữ L. Chính cách lắp đặt này khiến cho một phần thanh xương của khung xương lộ ra ngoài, làm giảm tính thẩm mĩ cho các thiết kế nhà ở.

Khung trần nổi màu trắng kết hợp với sơn kẽ giữa màu đen tạo chiều sâu

Khung trần nổi màu trắng kết hợp với sơn kẽ giữa màu đen tạo chiều sâu (Nguồn: Internet)

Hệ trần chìm là gì?

Hệ trần chìm là loại hệ trần mà phần khung xương sẽ được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Từ đó, tạo thành một mặt phẳng liền cho trần, giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hệ trần chìm được xây dựng bằng cách sử dụng những khung định hình chữ U để ghép các khung xương thành một khung xương hoàn chỉnh trước khi được che phủ hoàn toàn bởi những tấm thạch cao. 

Trần nhà chìm phẳng màu trắng đơn giản và hiện đại

Trần nhà chìm phẳng màu trắng đơn giản và hiện đại (Nguồn: Internet)

Phân biệt trần thạch cao nổi và chìm 

Sau khi tìm hiểu, nếu bạn vẫn còn phân vân thì hãy để Vĩnh Tường giúp bạn so sánh những ưu và nhược điểm của hai loại trần thạch cao này nhé! Hy vọng bảng sau sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về hai loại trần này.

Đặc điểm

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao chìm

Cấu tạo 

Một phần thanh xương của khung xương sẽ lộ ra ngoài

Phần khung xương sẽ được che phủ hoàn toàn bên trên những tấm thạch cao

Ưu điểm 

- Thời gian thi công ngắn

- Dễ lắp đặt và sửa chữa

- Giá thành rẻ

- Thuận tiện cho việc lắp đặt và thay thế các đường dây hoặc hệ thống thiết bị trên trần

- Tính thẩm mỹ cao

- Dễ dàng trang trí theo sở thích

- Tối ưu không gian, đem lại cảm giác thông thoáng

- Trọng lượng nhẹ

- Cách âm, cách nhiệt tốt

Nhược điểm 

- Ít mẫu mã đa dạng

-Tạo cảm giác chia nhỏ không gian, gây chật chội 

-Tính thẩm mỹ không cao

-Chi phí lắp đặt cao

-Quá trình thi công tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo léo cao

-Quá trình kiểm tra, sửa chữa tốn nhiều thời gian và công sức 

Trần thả với khung xương lộ ra tạo thành các ô vuông

Trần thả với khung xương lộ ra tạo thành các ô vuông (Nguồn: Internet)

Nên sử dụng giải pháp hệ trần nào là tốt nhất?

Qua bảng phân tích ưu nhược điểm phía trên, có thể thấy rằng mỗi hệ trần sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.

Đối với các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao thì giải pháp tốt nhất là hệ trần chìm. Nhờ thiết kế linh hoạt, hệ trần chìm là sự lựa chọn được ưa thích nhất đối với các khu chung cư, nhà ở hay nhà hàng, cafe.

Còn đối với các công trình công cộng như trung tâm thương mại, bệnh viện, hay trường học, văn phòng, hệ trần nổi sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Dựa vào ưu điểm dễ lắp đặt, sửa chữa, hệ trần nổi sẽ phù hợp với những công trình yêu cầu sự kiểm tra thường xuyên.

Trần chìm với khung xương được che phủ hoàn toàn giúp tăng tính thẩm mỹ

Trần chìm với khung xương được che phủ hoàn toàn giúp tăng tính thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

Ứng dụng của trần thạch cao chìm và nổi

Hiện nay, trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi đều được sử dụng phổ biến. Tuỳ vào những yêu cầu về thẩm mỹ và thời gian bảo trì khác nhau mà các công trình sẽ lựa chọn lắp đặt trần thạch cao chìm hay nổi. Hiện nay Vĩnh Tường cung cấp cả hai loại trần chìm và trần nổi bền đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của gia chủ cũng như chủ thầu xây dựng.

Trần chìm giật cấp kết hợp đèn tròn cổ điển

Trần chìm giật cấp kết hợp đèn tròn cổ điển (Nguồn: Internet)

Các loại trần thạch cao khung chìm hiện nay

Trần thạch cao khung chìm có thể được chia thành hai loại là trần thạch cao chìm phẳng và trần thạch cao chìm giật cấp. Hãy cùng Vĩnh Tường tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại trần chìm này nhé!

Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao chìm phẳng là loại trần có bề mặt tấm là một mặt phẳng, không có điểm lồi lõm. Trần thạch cao chìm phẳng thường có kết cấu đơn giản và tránh những hoa văn quá cầu kỳ. Chính vì vậy, loại trần này thường được ưa chuộng đối với những công trình mang hơi hướng tối giản, hiện đại của phong cách Bắc Âu. Cũng chính vì đặc điểm này, trần thạch cao phẳng không phải là sự lựa chọn phù hợp cho các thiết kế cổ điển và tân cổ điển, vốn yêu cầu sự đa dạng về mẫu mã. 

Mẫu trần thạch cao chìm phẳng đơn giản, hiện đại, phong cách tối giản

Mẫu trần thạch cao chìm phẳng đơn giản, hiện đại, phong cách tối giản (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao chìm giật cấp hay còn tên gọi khác là giật cấp hạ đèn. Đây là loại trần có cấu trúc nhẹ, dễ dàng thiết kế kiểu dáng uốn lượn, nhấp nhô và thường được kết hợp với các kiểu đèn trần. Nhờ đó, loại trần này thường được dùng trong các công trình mang phong cách cổ điển đầy tao nhã và tinh tế. Trần thạch cao giật cấp là kiểu dáng được ưa chuộng nhất đối với các gia chủ mong muốn một không gian mang tính nghệ thuật và sành điệu. 

Mẫu trần thạch cao giật cấp đẹp, cổ điển và sang trọng

Mẫu trần thạch cao giật cấp đẹp, cổ điển và sang trọng (Nguồn: Internet)

Mẫu trần thạch cao chìm đẹp, hiện đại ấn tượng

Dưới đây là những mẫu trần thạch cao chìm đẹp, hiện đại ấn tượng nhất mà bạn không thể bỏ qua: 

Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với đèn chùm ấn tượng

Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với đèn chùm ấn tượng (Nguồn: Internet)

Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với quạt trần phong cách Bắc Âu

Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với quạt trần phong cách Bắc Âu (Nguồn: Internet)

Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với đèn chùm sang trọng

Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với đèn chùm sang trọng (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với đèn chùm trong suốt

Trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp với đèn chùm trong suốt (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp độc đáo

Trần thạch cao chìm giật cấp độc đáo (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp màu trắng kết hợp với đèn chùm lớn tạo điểm nhấn

Trần thạch cao chìm giật cấp màu trắng kết hợp với đèn chùm lớn tạo điểm nhấn (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp với hoạ tiết độc đáo

Trần thạch cao chìm giật cấp với hoạ tiết độc đáo (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao giật cấp kết hợp đèn vòng đẹp, ấn tượng

Trần thạch cao giật cấp kết hợp đèn vòng đẹp, ấn tượng(Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm phẳng kết hợp đèn led hiện đại cho phòng ngủ

Trần thạch cao chìm phẳng kết hợp đèn led hiện đại cho phòng ngủ (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm phẳng kết hợp đèn tròn hiện đại cho phòng ngủ

Trần thạch cao chìm phẳng kết hợp đèn tròn hiện đại cho phòng ngủ (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp dành cho phòng ngủ của trẻ em

Trần thạch cao chìm giật cấp dành cho phòng ngủ của trẻ em (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp đơn giản dành cho phòng bếp

Trần thạch cao chìm giật cấp đơn giản dành cho phòng bếp (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm phẳng dành cho phòng bếp hiện đại, đơn giản

Trần thạch cao chìm phẳng dành cho phòng bếp hiện đại, đơn giản (Nguồn: Internet)

trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp đèn oval dành cho phòng bếp

Trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp đèn oval dành cho phòng bếp (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp đèn treo đơn giản, sang trọng

Trần thạch cao chìm giật cấp kết hợp đèn treo đơn giản, sang trọng (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm giật cấp hình xoắn ốc độc đáo

Trần thạch cao chìm giật cấp hình xoắn ốc độc đáo (Nguồn: Internet)

Trong bài viết trên, Vĩnh Tường đã giải đáp cho bạn hiểu rõ về trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi, cũng như so sánh sự khác nhau giữa hai loại trần này. Hy vọng rằng, các bạn sẽ lựa chọn được loại trần phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Nếu cần thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ với Vĩnh Tường qua:

  • Tổng Đài Tư Vấn - Miễn cước toàn quốc: 1800-1218
  • Email chăm sóc khách hàng: chamsockhachhang@vinhtuong.com

 

Bạn thấy bài viết này có hữu ích hay không

Về Vĩnh Tường

Xem thêm

Góc Nhà Thầu 5 Sao

Xem thêm

Tính toán định mức thi công

Xem thêm

Bảng giá sản phẩm năm 2024

Xem thêm

Giải pháp đa tiện nghi

Xem thêm