vinhtuong đăng vào lúc 05/01/2024 - 16:35
Trần thạch cao chìm không chỉ mang đến vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cho ngôi nhà của bạn mà còn giúp tạo ra một không gian sống thoải mái và tiện nghi. Trong bài viết này, Vĩnh Tường sẽ hướng dẫn bạn cách thi công trần thạch cao chìm và những lưu ý cần nắm để ngôi nhà của bạn luôn bền vững và đẹp mắt.
Trần thạch được chia làm 2 loại chính là trần thạch cao nổi (hay còn gọi là trần thả) và trần thạch cao chìm.
Trần thạch cao nổi (hay trần thạch cao thả) là hệ trần để lộ một phần khung xương, bề mặt được chia ô vuông 605x605mm hoặc ô chữ nhật 605x1210mm. Trần nổi có ưu thế dễ lắp đặt, tải trọng nhẹ, linh hoạt trong việc bảo trì sửa chữa hệ thống điện, báo cháy.
Trần thạch cao chìm là hệ trần có khung xương được che kín, mang đến tính thẩm mỹ cao. Với ưu điểm linh hoạt, dễ tạo hình khi thi công trần thạch cao, hệ trần Vĩnh Tường phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, từ cổ điển, hiện đại đến sang trọng, tạo ra những mẫu trần thạch cao đẹp đơn giản cho phòng khách, phòng ngủ.
Trần chìm phòng khách trang nhã, hiện đại (Nguồn: Internet)
Ngoài những ưu điểm với kiểu dáng, mẫu mã, tùy vào cấu tạo hệ thống mà trần thạch cao còn mang đến những tính năng vượt trội như chống nồm ẩm, tiêu âm, chống cháy, cách âm chống ồn,… mang đến một không gian đầy đủ tiện nghi cho gia chủ.
Lưu ý: Các bước thi công trần thạch cao cần được thực hiện theo khuyến cáo từ Vĩnh Tường-gyproc để đảm bảo công trình vững chắc, bền đẹp với thời gian.
Trần thạch cao Vĩnh Tường - Tiêu chuẩn sẽ mang đến cho bạn một kiểu dáng trần đẹp, hiện đại, tiện nghi từ nhà bếp đến phòng khách, phòng ngủ hay các phòng chức năng khác sau khi thi công thạch cao bằng giải pháp này.
Hệ trần thạch cao Vĩnh Tường - Tiêu chuẩn bao gồm hệ Khung trần chìm Vĩnh Tường ALPHA® hoặc Khung trần chìm Vĩnh Tường TIKA® hoặc VĨNH TƯỜNG M29 có khả năng chịu lực và lớp mạ kim loại tốt, chống rỉ sét kết hợp Tấm Thạch Cao Tiêu Chuẩn VĨNH TƯỜNG-gyproc dày 9mm.
Thi công thạch cao với phối cảnh cấu tạo hệ trần thạch cao Vĩnh Tường - Tiêu chuẩn
Ngoài ra, các gia chủ có thể tham khảo thêm hệ Trần thạch cao chìm cao cấp - được cấu tạo từ hệ Khung trần chìm Vĩnh Tường ALPHA® và tấm thạch cao Tiêu Chuẩn VĨNH TƯỜNG-gyproc dày 9mm, đem lại vẻ đẹp trang nhã, sang trọng cho không gian sống.
Phối cảnh cấu tạo hệ trần thạch cao chìm cao cấp
Một hệ trần cao cấp với nhiều tính năng vượt trội hơn cả là Trần thạch cao Vĩnh Tường Siêu Bền X. Hệ trần được cấu tạo từ Tấm Thạch Cao VĨNH TƯỜNG-gyproc Siêu Bền X và hệ khung trần chìm Vĩnh Tường TIKA® hoặc khung trần chìm Vĩnh Tường ALPHA®, mang đến một hệ trần bền đẹp và vững chắc. Đặc biệt, nhờ công nghệ Lõi Tổ Ong kết hợp Sợi Siêu Bền độc quyền, sản phẩm có khả năng chống cõng lên đến +20%, độ uốn cong linh hoạt, phù hợp với nhiều kiểu thiết kế trần giật cấp đẹp, độc đáo. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có trọng lượng siêu nhẹ nên thời gian thi công rất nhanh chóng và linh hoạt, giúp tiết kiệm chi phí.
Cấu tạo hệ trần thạch cao Vĩnh Tường – Siêu Bền X
Hay Trần thạch cao Vĩnh Tường SIÊU BẢO VỆ - một hệ trần hoàn hảo, thích hợp thi công trần thạch cao chìm bền đẹp khác mà bạn không thể bỏ qua. Hệ trần được cấu tạo từ Tấm thạch cao Siêu Bảo Vệ VĨNH TƯỜNG-gyproc và Khung trần chìm Vĩnh Tường BASI® Plus hoặc Khung trần chìm Vĩnh Tường ALPHA®, tạo ra một hệ trần vững chắc với 5 lớp siêu bảo vệ: Siêu thanh lọc không khí, siêu chống cháy, siêu chống võng và siêu chống nồm ẩm.
Cấu tạo hệ thạch cao Vĩnh Tường SIÊU BẢO VỆ
Thêm vào đó, khi thi công thạch cao còn có phụ kiện đồng bộ cho hệ trần Vĩnh Tường:
Bước 1: Công tác xác định cao độ + lắp thanh viền tường
1. Sử dụng máy laser định vị nới lắp dựng thanh viền tường VTC 18/22 (bao gồm cả trần thượng, trần hạ và chiều cao của bề mặt trần giật cấp nếu có).
Lưu ý: Cao độ lắp dựng thanh viền tường VTC 18/22 là cao độ hoàn thiện của trần theo thiết kế cộng thêm độ dày của các lớp tấm thạch cao.
2. Dùng dây bật mực đánh dấu vị trí theo tường bao chu vi trần. Sau đó, liên kết thanh viền tường VT 18/22 vào các vị trí đã đánh dấu đó bằng đinh thép với khoảng cách tối đa 150mm hoặc vít nở với khoảng cách tối đa 300mm. Sai số vạch mực cho phép so với cao độ thiết kế trong phạm vi 3000mm là ±1mm.
Lưu ý khi làm trần thạch cao: Liên kết cạnh nhỏ của thanh VTC18/22 vào tường hiện hữu.
Bước 2: Thi công trần thạch cao
Đánh dấu vị trí điểm treo cho các bộ ty treo trên kết cấu trần hiện hữu khi thi công thạch cao, khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo gần nhất là 400mm. Khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo là 1000mm Khoảng cách giữa hai hàng của VTC - ALPHA 4000/VTC-TIKA là 1000/800mm. |
|
Lưu ý khi thi công thạch cao: Khi khoan trần bê tông hiện hữu đảm bảo chiều sâu của mũi khoan bằng chiều dài của tắc kê thép. Dùng máy chuyên dụng khoan vào kết cấu trần bê tông theo đúng các vị trí đã được đánh dấu sẵn. Sai số cho phép là: ±30mm. |
|
Liên kết tắc kê thép và pát 2 lỗ vào lỗ khoan đã có sẵn. |
|
Tạo bộ ty treo: Bộ ty treo bao gồm 2 đoạn ty dây liên kết thông qua tender. Chiều dài bộ ty treo thường bằng khoảng cách từ chiều cao của thiết kế đến kết cấu trần/mái. Lưu ý khi thi công thạch cao: Đầu thanh ty dây xuyên qua 2 lỗ tender cần được đảm bảo chiều dài tối thiểu là 50mm. |
|
Tiến hành gắn các bộ ty treo vào các vị trí pát 2 lỗ hai lỗ đã lắp sẵn
|
|
Gắn các thanh chính VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 vào vị trí các bộ ty treo đã lắp sẵn. Thanh chính đầu tiên cách tường bao tối đa 400mm. Thanh xương chính tiếp theo cách thanh xương chính đầu tiên 1000mm. Đầu mỗi thanh xương chính được cắt sao cho cách tường bao tối đa 30mm. Sai số khoảng cách cho phép giữa các thanh xương chính là: ±20mm |
|
Gắn thanh xương chính VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 sao cho mặt bụng của thanh xương chính được tiếp xúc tốt vào thanh móc treo của bộ ty treo. |
|
Trong cùng một hệ khung xương các vị trí nối của thanh xương VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 này phải so le với các vị trí mối nối của thanh xương VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 kia, trên cùng chiều dài 4000mm của thanh xương VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 thì không quá 2 vị trí mối nối.Cách nối 2 thanh xương VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000: nối chồng 2 thanh với nhau có chiều dài 200mm, liên kết vào 2 bản cánh của thanh bằng 4 vít đầu dù mũi khoan. |
|
Các thanh xương phụ VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 được gắn vuông góc với các thanh xương chính VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 bằng khóa liên kết Vĩnh Tường. Lưu ý khi thi công thạch cao: Các khóa liên kết được gắn theo trình tự từ phía mặt lưng rồi đến mặt bụng của thanh xương chính.
|
|
Cố định đầu thanh xương phụ VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000 với thanh viền tường VTC 18/22 bằng vít đuôi cá đầu dẹt hoặc đinh rút rivet. Sai số khoảng cách cho phép giữa các thanh xương phụ là: ±2mm. |
|
Dùng dây dù sợi mảnh căng hai đầu dọc theo vị trí từng thanh xương chính để kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương. Điều chỉnh bằng cách bóp cánh các tender thép. |
|
Cách khác kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương: Dùng máy laser kết hợp thước dây kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương. Điều chỉnh bằng cách bóp cánh các tender thép. |
Bước 3 Công tác gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối
Chiều dài tấm thạch cao phải vuông góc với chiều dài các thanh xương phụ VTC-ALPHA 4000/ VTC-TIKA 4000. Độ biến dạng cho phép sau khi lắp tấm thạch cao là: ±3mm so với cao độ thiết kế trong mỗi diện tích 2400x2400mm. Lưu ý khi thi công trần thạch cao: Cần bậc mực hoặc kẻ chì để đánh dấu trước vị trí bắn vít trên tấm thạch cao.
Bố trí tấm thạch cao đảm bảo vị trí khe nối tấm so le với nhau, bắn vít kỳ lân khoảng cách tối đa 240mm tại các vị trí trong lòng tấm, và 150mm ở các vị trí ở cạnh đầu tấm. Khoảng cách từ vị trí bắn Vít kỳ lân tới mép tấm thạch cao không nhỏ hơn 10mm trong trường hợp cạnh tấm nguyên và không nhỏ hơn 13mm trong trường hợp cạnh tấm đã cắt.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thi công sàn nhẹ đơn giản, chính xác
Với những thông tin hữu ích trên, quý khách sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giải pháp thi công thạch cao phù hợp cho ngôi nhà của mình. Mọi thắc mắc về sản phẩm, hệ thống các giải pháp Tường & trần thạch cao Vĩnh Tường-gyproc, vui lòng liên lạc: