vinhtuong đăng vào lúc 28/01/2021 - 16:39
Trần thạch cao sau một thời gian dài sử dụng có thể gặp phải tình trạng hư hỏng do ẩm mốc, cong vênh. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không tiến hành sửa trần thạch cao thì rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào để cải tạo trần thạch cao nhanh chóng, hiệu quả nhất? Cùng Vĩnh Tường khám phá ngay qua bài viết dưới đây.
Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, trần thạch cao sẻ bị hư hại, xuống cấp bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu để tình trạng hư hại kéo dài mà không tiến hành sửa trần thạch cao thì rất nguy hiểm. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng trần thạch cao bạn cần lưu ý một số vấn đề phổ biến thường gặp sau đây để có thể khắc phục đúng cách:
Trần thạch cao bị bong tróc sau thời gian dài sử dụng (Nguồn: Internet)
Thạch cao vốn chỉ là một nguyên liệu nhẹ, dễ lắp đặt thi công, có khả năng chịu nhiệt, chống cháy, chống ẩm tốt nhưng độ bền lại không cao. Sau một thời gian sử dụng, kim loại bị oxy hóa khiến các tấm thạch cao và khung xương bị bong tróc. Điều này gây mất thẩm mỹ và cần thay mới trần thạch cao hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì tuổi thọ trần có thể lên tới vài chục năm nếu bạn lắp đặt vật tư chất lượng và sử dụng đúng cách.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng trần thạch cao lại rất nhạy cảm với nước. Khi bị ẩm ướt, trần thạch cao dễ bị hư hỏng, biểu hiện qua các vết ẩm mốc, hoen ố.
Trần thạch cao bị ẩm mốc và hoen ố do rò rỉ nước (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân:
- Vật tư làm trần thạch cao, kém chất lượng (không chống nước).
- Đóng trần không đạt chuẩn, gây thấm dột.
- Đường nước rơi trực tiếp lên bề mặt của tấm thạch cao.
Hậu quả:
- Ẩm mốc không được xử lý thời gian dài lan rộng làm hệ trần bị hỏng.
- Thạch cao bị vỡ vụn do nước ngấm.
- Bụi bặm rơi xuống gây ô nhiễm môi trường sống và mất thẩm mỹ.
Cách sửa chữa trần thạch cao nhanh chóng, hiệu quả:
- Khi trần bị rò rỉ nước, kiểm tra và xử lý ngay không để tình trạng này tiếp tục xảy ra. Vá tường bị nứt bằng keo chống thấm và bông thủy tinh sợi trước khi cải tạo trần thạch cao.
- Đối với trần thả, chủ nhà có thể tự thay mới các tấm thạch cao đơn giản và dễ dàng. Bạn chỉ cần tháo tấm hỏng và thay thế tấm khác là xong.
- Đối với trần giật cấp hoặc trần chìm, công việc này khá phức tạp và yêu cầu tính chuyên môn cũng như kinh nghiệm lâu năm. Chính vì vậy, bạn cần phải liên hệ đội thợ sửa chữa trần vách thạch cao chuyên nghiệp xử lý.
Nguyên nhân:
- Quy trình đóng trần thạch cao ban đầu bị sai.
- Hoen gỉ khung xương do oxy hóa làm gãy trần thạch cao.
- Vật tư xây dựng kém chất lượng.
- Trần thạch cao được kết nối với xà gồ mái tôn, khi gặp tác động gió lớn làm gãy mối nối.
Cách sửa trần thạch cao nhanh chóng, hiệu quả:
- Khoét hoặc tháo tấm thạch cao để kiểm tra vị trí và mức độ khung xương hư hỏng.
- Thay mới các khung xương bị hỏng.
- Vá trần thạch cao, sơn bả trả lại bề mặt như lúc đầu.
Đôi lúc, bạn cần phải lắp đặt thêm điều hòa, đèn chùm lên trần nhà. Thời điểm này, bạn cần phải cắt và tháo một số tấm thạch cao ở vị trí cần lắp. Nếu không đủ chuyên môn và hiểu rõ cấu tạo của trần thạch cao dễ dẫn đến bị hư hại và cần phải gọi người có chuyên môn đến để sửa chữa lại.
Cải tạo trần thạch cao yêu cầu nhiều kiến thức cũng như kỹ thuật để có thể đảm bảo an toàn cho người sửa và gia chủ. Dưới đây là 3 bước cơ bản bạn cần nắm rõ trước khi bắt đầu tiến hành sửa chữa trần thạch cao:
Các thông tin cần biết trước khi cải tạo trần thạch cao:
Thứ nhất, xác định chính xác nhà bạn đang đóng kiểu trần gì? Hiện tại, trần nhà thạch cao có hai loại: trần nổi, trần chìm (trần giật cấp, trần phẳng). Chỉ có như vậy, bạn mới nhận biết đúng vị trí sửa trần thích hợp mà không gây hư hại thêm.
Thứ hai, xác định thiết kế và loại tấm thạch cao, phụ kiện đang dùng làm trần. Sau đó, tìm vật liệu thay thế phù hợp với các vật tư của trần nhà cũ. Tránh trường hợp sử dụng vật liệu không tương thích với trần trước đó gây tốn kém chi phí.
Thứ ba, tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi dùng sửa trần. Đặc biệt là các khuyến cáo của nhà sản xuất hay cách lắp tấm, bắt vít. Điều này giúp bạn đảm bảo được an toàn lao động trong quá trình sửa trần thạch cao.
Đây là điểm mấu chốt quyết định bạn có thể sửa trần nhà thành công hay không? Một số lỗi cần sửa chữa khi đóng trần thạch cao bao gồm:
…
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm khi sửa trần thạch cao nhà mình:
Để xem xét báo giá của đội thợ sửa chữa trần thạch cao TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... có hợp lý không, bạn cần biết chính xác các thông tin sau:
- Giá vật tư dùng trong cải tạo trần: khung xương, tấm thạch cao và sơn bả.
- Mức độ hư hỏng của trần nhà.
- Diện tích trần thạch cao cần sửa chữa.
- Thời gian cần thiết để xử lý ( ban ngày, ban đêm, ngay lập tức).
>>> Tham khảo báo giá vật tư sửa chữa trần thạch cao:
Để đảm bảo chất lượng công trình luôn bền chặt, tay nghề của thợ sửa chữa đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn đơn vị sửa chữa chất lượng cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM bằng cách:
Bước 1: Bấm vào: Tìm thầu thợ thi công
Bước 2: Lựa chọn tỉnh/thành phố bạn đang sinh sống, ví dụ như “Đà nẵng” hoặc chọn hệ sản phẩm, công trình mà bạn muốn thi công.
Bước 3: Bấm “Tìm nhà thầu” và xem chi tiết thông tin hồ sơ nhà thầu.
Bước 4: Lựa chọn nhà thầu thạch cao mà bạn thấy phù hợp và bấm “Yêu cầu báo giá”. Trang website sẻ liên hệ và xác nhận nhu cầu của bạn, sau đó kết nối trực tiếp đến đơn vị thi công.
Sử dụng vật liệu đồng bộ chính hãng.
Vật liệu là yếu tố cốt lõi quyết định nên chất lượng của một công trình. Vì vậy, khi sửa trần thạch cao bạn nên chọn mua những vật liệu đồng bộ chính hãng để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, điều này còn cho phép gia chủ được hưởng quyền lợi bảo hành từ thương hiệu đang sử dụng.
Nghiên cứu kỹ thông tin kỹ thuật trước khi tự sửa chữa trần thạch cao.
Việc tìm hiểu thông tin và các thông số kỹ thuật trước khi tự sửa chữa trần thạch cao là một điều hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp giảm được tỷ lệ làm sai gây hư hại thêm cho trần thạch cao đồng thời nâng cao độ bền và đảm bảo an toàn trong quá trình bạn sử dụng.
Tìm kiếm và lựa chọn những thợ thi công có chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao.
Thợ thi công và sửa chữa trần thạch cao là một nhân tố quan trọng quyết định thời gian hoàn thành cũng như độ bền, tính thẩm mỹ của trần vách thạch cao.
Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thợ thi công và sửa chữa trần thạch cao uy tín, chất lượng thì hãy nhanh tay lựa chọn: Tìm thầu thợ thi công trên trang website Vĩnh Tường để được tư vấn thông tin chi tiết về thợ thi công như giá cả cũng như chính sách bảo hành đổi trả sản phẩm sau thi công.
Hiểu rõ nguyên nhân làm trần thạch cao bị hư hại.
Việc hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến trần thạch cao bị hư sẻ giúp bạn chọn phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời vì nếu không hiểu được nguyên nhân thì sau một thời gian ngắn sửa chữa phần hư hại sẻ xuất hiện trở lại gây mất thẩm mỹ cũng như sự an toàn của bạn khi sử dụng.
Dưới đây là những mẫu trần thạch cao đẹp, hiện đại được ưa chuộng nhất hiện nay mà gia chủ có thể tham khảo để thay thế mẫu trần cũ, hư hỏng của mình:
Mẫu trần thạch cao nổi đẹp, đơn giản (Nguồn: Internet)
Mẫu trần thạch cao chìm dạng phẳng đẹp, đơn giản đang xu hướng (Nguồn: Internet)
Mẫu trần thạch cao chìm dạng giật cấp đẹp, hiện đại (Nguồn: Internet)
Trần thạch cao phòng khách được liên kết và cố định bằng hệ khung xương (Nguồn: Internet)
Mẫu trần thạch cao đẹp, sang trọng cho phòng khách (Nguồn: Internet)
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, hiện đại, kết hợp cùng đèn thả (Nguồn: Internet)
Mẫu trần thạch cao hiện đại với thiết kế hình lá cây (Nguồn: Internet)
Với bài viết trên, hi vọng bạn đã có thể tự sửa trần thạch cao hỏng hoặc tìm được đội ngũ thợ thầu cải tạo trần nhà chất lượng nhất. Vĩnh Tường - chuyên gia đưa ra các giải pháp trần và tường thạch cao, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
mẫu trần phòng ngủ những mẫu vách ngăn phòng khách đẹp tấm nhựa
tấm cách nhiệt cách âm chống ồn trần nhà thạch cao đẹp
Trần thạch cao bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: bị bong tróc do sử dụng thời gian dài, rò rỉ nước lên trần nhà, thi công không đúng kỹ thuật
Bước 1. Nghiên cứu thông tin kỹ thuật trước khi sửa.
Bước 2: Xác định vấn đề trần thạch cao đang gặp phải.
Bước 3: Cải tạo, sửa trần thạch cao